Mặc dù đã có nhiều dự án khu đô thị được “cộp mác” đô thị sinh thái, nhưng thực tế, Việt Nam chưa hề có một khu đô thị sinh thái đúng nghĩa. Trong tương lai, Việt Nam đang kỳ vọng phát triển thành công loại hình đô thị này để các thành phố trở nên thịnh vượng, bền vững, có bản sắc và thân thiện với môi trường.
VIỆT NAM ĐÃ CÓ ĐÔ THỊ SINH THÁI ?
Thay đổi phong cách sống vì môi trường
Khái niệm đô thị sinh thái tuy còn khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng thực tế, loại hình này đã được nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có cả khu vực châu Á đã triển khai từ khá sớm. Khái niệm này lần đầu tiên xuất hiện tại các nước phát triển vào khoảng cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX, với việc đề cập đến chất lượng môi trường sống tại các đô thị với các mục tiêu rất cụ thể để nâng cao điều kiện và chất lượng sống cho người dân.
Nhiều nước trên thế giới đã xây dựng rất thành công các đô thị xanh, đô thị sinh thái, tiêu biểu như: KĐT Curitiba (Brazil), KĐT Thanh Đảo, Bắc Hải (Trung Quốc), KĐT Thiên Tân Sino (của Singapore), hay TP Stockholm (Thụy Điển), Freiburg (Đức), Alexandria, Virginia (Mỹ)…
Đất nước Nhật Bản cũng có những thành phố sinh thái nối tiếng như Kawasaki, Kitakyushu và hiện nay, Nhật Bản đang nỗ lực biến những thành phố này trở thành thủ đô sinh thái toàn cầu. Láng giềng gần gũi của Việt Nam là Trung Quốc cũng đã đầu tư xây dựng TP DongTan (Thượng Hái). Theo đó, từ một vùng đầm lầy bỏ hoang, nằm ở Chongminh, DongTan giờ đây đã trở thành một thành phố sinh thái tiêu biểu. Đặc biệt, đây cũng là TP không CO2 đầu tiên trên thế giới.
Khu đô thị sinh thái
Các khu đô thị sinh thái, đô thị xanh sẽ trở thành xu hướng của tương lai
Một đặc điểm nổi bật tại các KĐT sinh thái là các khu nhà ở được xây dựng thấp tầng, trên mái nhà được phủ cỏ cây nhằm cách nhiệt. Các phương tiện giao thông nội thị chủ yếu là xe bus chạy bằng nhiên liệu thân thiện môi trường hoặc xe đạp và các loại xe chạy điện khác.
Tại TP sinh thái tiêu biểu của Nhật Bản như Kitakyushu, các hoạt động sản xuất không bị giới hạn ngành nghề, vẫn bao gồm cả các ngành công nghiệp nặng cho đến công nghiệp nhẹ. Nhưng Nhật Bản luôn kiểm soát chặt chẽ các doanh nghiệp này, đảm bảo các hoạt động không gây nguy hại cho môi trường. Những doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn bảo vệ môi trường sẽ không được cấp phép kinh doanh, mặt khác chính phủ sẽ hỗ trợ các đơn vị đạt tiêu chuẩn. Nhờ đó, thành phố này đã cắt giảm được khoảng 2.000 tấn CO2/năm. Đồng thời, hàng năm Kitakyushu trở thành điểm đến của hàng triệu lượt du khách từ khắp mọi nơi trên thế giới.
Việt Nam khi nào mới có đô thị sinh thái?
Với tốc độ đô thị hoá chóng mặt như hiện nay, Việt Nam khó lòng đảm bảo việc phát triển đô thị hài hòa với môi trường sống và sống bền vững.
Phát triển đô thị với tốc độ nhanh cũng là một mối đe dọa với môi trường sống. Nhiều vấn đề các đô thị nước ta đặc biệt là Hà Nội và Tp.HCM đang phải đối mặt như kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, tình hình úng ngập, ùn tắc giao thông…diễn ra triền miên và các thách thức liên quan đến môi trường, biến đổi khí hậu ngày càng lớn.
Theo ông Lều Thọ Bách, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội, quá trình đô thị hoá nhanh đã tạo ra sức ép về suy giảm môi trường sống vì không kiểm soát được lượng chất thải phát sinh, nhất là chất thải rắn và nước sinh hoạt. Theo một nguồn tin thống kê, hiện có tới 80-85% số lượng đô thị sử dụng các bãi rác chôn lấp mất vệ sinh khiên ô nhiễm môi trường thêm nghiêm trọng.
Thành phố sinh thái
Việt Nam đang phấn đấu xây dựng thành phố sinh thái theo chuẩn quốc tế
Liên Hiệp quốc cho rằng, con người chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng biến đổi khí hậu và hiện nước ta đang bị xếp vào hàng thứ 5 trên thế giới về mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Kể từ năm 2011, Việt Nam và Nhật Bản đã phối hợp triển khai xây dựng các đô thị sinh thái. Đây cũng là mục tiêu trọng tâm mà hai nước hướng tới trong chiến lược hợp tác. Theo đó, Nhật Bản sẽ là một trong những nhà tài trợ hàng đầu cho Việt Nam trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Hai quốc gia đã ký kết thoả thuận hợp tác về cơ chế tín chỉ chung JCM.
Được sự hỗ trợ lớn về vốn và công nghệ, các thành phố, khu đô thị tại Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận và sử dụng những công nghệ tiên tiến, ít phát thải cac-bon như công nghệ năng lượng mặt trời hay công nghệ chiếu sáng bằng đèn Led, hoặc hệ thống chia sẻ xe đạp thông minh đã từng áp dụng thành công tại Nhật Bản… Từ đó dần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp để hướng tới phát triển đô thị sinh thái, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững.
Trong nay mai sẽ có nhiều khu đô thị sinh thái thân thiện với môi trường. Hiện tại đã có 5 TP trực thuộc trung ương có các mô hình khu đô thị sinh thái (đó là Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ). Đặc biệt, sắp tới sẽ có 33 dự án khu đô thị tại các tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hoà Bình,… cũng được triển khai với tổng diện tích khoảng 43.885ha.
Nhật Bản cũng tỏ rõ thiện chí sẵn sàng hợp tác xây dựng và phát triển các dự án BĐS từ nay đến năm 2020 và phương hướng 2025, đồng thời nước này sẽ chuyển giao toàn bộ các thế mạnh về phát triển các dự án khu đô thị sinh thái kiểu mẫu thành công tại Nhật Bản trong nhiều thập kỷ qua cho Việt Nam. Nhật Bản cũng sẽ giúp Việt Nam xây dựng các quy hoạch khu đô thị để giữ lại nét đặc sắc vốn có của mỗi vùng, miền địa phương, nhằm tránh sự “dập khuôn” về không gian và kiến trúc của các khu đô thị phương Tây.
Tố Như st
Theo vietnamnet
-
CỬA NHÔM CAO CẤP
CỬA NHÔM CAO CẤP LH 0903 366 556 Ms Như Mail: [email protected] ĐỂ CÓ GIẢI PHÁP VÀ GIÁ TỐT NHẤT CHO CỬA ĐI VÀ CỬA SỔ NGÔI NHÀ BẠN
-
SẢN XUẤT CỬA NHỰA CHUYÊN NGHIỆP
SẢN XUẤT CỬA NHỰA CHUYÊN NGHIỆP LH 0903 366 556 Ms Như Mail: [email protected] ĐỂ CÓ GIẢI PHÁP VÀ GIÁ TỐT NHẤT CHO CỬA ĐI VÀ CỬA SỔ NGÔI NHÀ BẠN
-
CỬA SỔ CHO NHÀ CAO TẦNG
Tại sao nhà cao tầng không nên dùng cửa sổ mở quay ra ngoài? Để đảm bảo an toàn, đòi hỏi cửa sổ cho nhà cao tầng phải có yêu cầu đặc biệt, thiết kế cửa phải chịu được sức gió mạnh… CỬA SỔ CHO NHÀ CAO TẦNG Tòa nhà cao tầng bắt buộc không
-
Khác biệt giữa cửa nhựa lõi thép và cửa gỗ
Khác biệt giữa cửa nhựa lõi thép và cửa gỗ Cửa nhựa lõi thép và cửa gỗ luôn có sự khác biệt. Nhằm giúp bạn có thể nhận thấy những khác biệt của cửa nhựa lõi thép và cửa gỗ Vdoor sẽ cung cấp đến bạn những thông tin, đặc điểm tạo nên sự khác
-
SỬA CHỮA BẢO TRÌ CỬA ĐI CỬA SỔ
Kinh tế phát triển và trong quá trình đô thị hóa nhanh như vũ bão tại các khu đô thị, thành phố lớn đâu đó người ta vẫn bắt gặp những căn nhà với các loại cửa có thiết kế xưa cũ, xuống cấp hoặc mới xây nhưng vẫn chưa nắm bắt với công nghệ